Thứ ba , Tháng mười hai 24 2024
kovi

Khái quát về đất nước Hàn Quốc

Khái quát chung về Hàn Quốc
Đất nước Hàn Quốc
Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguk), gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, Cộng hòa Triều Tiên là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.

Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.

Thông tin về đất nước Hàn Quốc:
Quốc kì Hàn Quốc
1. Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK) (không gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Cộng hòa Triều Tiên).

2. Thủ đô: Xơ-un (Seoul), dân số 10,44 triệu người (01/2013).

3. Vị trí địa lý: Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc.

4. Diện tích: 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)

6. Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.

7. Dân số: 50,76 triệu người (02/2013).

8. Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).

9. Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…

10. Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết).

11. Tiền tệ: Đồng Won

12. Ngày Quốc khánh:

+ 03/10/2333 trước Công nguyên: Ngày Lập quốc, còn gọi là Lễ Khai thiên.

+ Ngày 15/8/1945: Ngày Giải phóng (của Bán đảo Triều Tiên khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản).

+ Ngày 15/8/1948: Thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.

13. Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập.

14. Cơ quan hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và giữ một nhiệm kỳ 5 năm.

15. Cơ quan lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện, gồm 299 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, nhiệm kỳ 04 năm.

16. Cơ quan tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng, các kháng cáo đối với quyết định của các Toà Thượng thẩm. Quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng.

17. Múi giờ: (UTC+9)

18. Tên miền Internet: .kr

19. Mã số điện thoại: +82

Địa lý
Bản Đồ Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Phía Đông, phía Tây và phía Nam trông ra biển; phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.

Khí hậu
Khí hậu Hàn Quốc
Khí hậu: Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam.

Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 60 độ C đến 16 độ C. Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong năm là từ 19 độC đến 27 độC, trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -8 độC đến 7 độ C.
Vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.

Vào đầu xuân, Hàn Quốc thường có “cát/ bụi vàng” do gió cuốn về từ các sa mạc phía bắc Trung Quốc. Nhưng vào giữa tháng Tư, đất nước được hưởng một thời tiết êm dịu với núi và cánh đồng ngập trong màu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Đây là lúc người nông dân chuẩn bị gieo mạ cho vụ lúa hàng năm. Với không khí khô và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu là mùa mà tất cả người Hàn đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường với những màu sắc đa dạng. Mùa thu là mùa gặt hái, cũng là mùa của những lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa.Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới.

Đơn vị hành chính
Hàn Quốc bao gồm 8 khu vực và 1 đặc khu tự trị Jeju. Thủ đô là Seoul, có 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Busan, Daegu, Incheon, Gwangju, Daejeon và Ulsan. Hàn Quốc là một thiên đường du lịch với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hàn Quốc là đất nước hiện đại với những phong cảnh tuyệt đẹp.

Chính trị
Nữ Tổng thống Park Geun-hye

Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử.

– Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh).

– Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội.

– Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.

– Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.

Kinh tế
Tiền Hàn Quốc
Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.

Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay GM Daewoo. Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã phải từng phải ngừng hoạt động một loạt các lò phản ứng hạt nhân do các tài liệu giả mạo vào cuối năm 2012. Ngành công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì giống một nền văn hóa bí ẩn dẫn đến nạn tham nhũng của các quan chức liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn. Do các nhà máy hạt nhân này sản xuất một phần ba điện của Hàn Quốc nên các quan chức cho biết họ sẽ chỉ kiểm tra và thay thế các bộ phận, chứ không phải là loại bỏ dần chúng.

Văn hóa
Văn Hóa Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul – chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.

Văn học
Văn Học Hàn Quốc
Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí được tổ chức tại các sân vận động.

Hwang Sok-Yong (1943) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất xứ Hàn. Ông đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và từng tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

Tôn giáo
Tôn giáo Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử. 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.

Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.

Ẩm thực
Ẩm Thực Hàn Quốc
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap – có nghĩa là “cơm trộn” (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và “nu lung ji” (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Âm nhạc
K-Pop

K-Pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật).
Noraebang, karaoke của Hàn Quốc: Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래방, noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách. Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.

Các ngày quốc lễ
Quốc lễ Hàn Quốc
1/1: Năm mới – Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch và là ngày nghỉ đối với cả nước. Một ngày trước và một ngày sau ngày này cũng là ngày nghỉ.

1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập trên quy mô rộng lớn đòi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.

5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.

5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.

Lễ Phật Đản: Ngày 8/4 âm lịch. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội trong ngày này là lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul.

6/6: Lễ tưởng niệm. Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc gia.

17/7: Ngày lập pháp. Ngày kỷ niệm sự công bố chính thức hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.

15/8: Ngày giải phóng. Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.

Chuseok: Ngày 15/8 âm lịch. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỷ niệm tại nhà hoặc đi thăm mộ gia tiên. Họ cùng ngắm trăng tròn và cầu mong những điều tốt đẹp.

3/10: Ngày Quốc khánh. Ngày thành lập nhà nước do Dangun lập nên, năm 2333 TCN.

25/12: Lễ Giáng Sinh. Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo Cơ đốc đều kỷ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.

Ngoài ra còn có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách tổ chức tiệc tùng và các trò vui chơi. Đó là ngày baegil (kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời), dol (kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của bé), hoegap hay hwangap (sinh nhật lần thứ 60) – được coi là lễ kỷ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người theo quan niệm Hoàng đạo Phương đông. Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo nhiệt, đặc biệt khi tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.

Những dịp như vậy từng được tổ chức như một ngày hội, trong đó có sự góp mặt của cả những người họ hàng xa. Ngày nay chỉ có thành viên trong gia đình tham gia các dịp này. Đối với lễ hoegap, ngày càng có nhiều người đi du lịch nước ngoài thay cho làm lễ kỷ niệm tại nhà.

Giáo dục
Giáo dục Hàn Quốc
Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là “Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường”. Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo – hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD.

Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù sinh viên Hàn Quốc thường được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào việc học thụ động và học thuộc lòng. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc khắt khe và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước phương Tây. Ngoài ra, việc thành lập các trường tư độc lập với học phí cao (Hagwon (학원)) bị lên án như là một vấn đề lớn của xã hội. Tuy nhiên, sau khi sinh viên bước vào đại học, tình hình lại đảo ngược đáng kể.

Hàn Quốc thường tự hào vì nền công nghiệp giáo dục của mình. Nhưng đất nước này đã đi hơi quá trớn với nó, với 407 trường cao đẳng và đại học kết quả là học sinh tốt nghiệp quá nhiều kết quả là tỷ lệ thất nghiệp cao. Giáo dục đã trở thành một cống tài chính làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Việc học thêm và luyện thi đại học gây nợ nần cho các gia đình nhiều hơn 3 phần trăm của tổng sản phẩm trong nước và tất cả chỉ để tạo ra “thanh niên thất nghiệp tuổi 20”. Chính phủ đã đưa tỷ lệ thất nghiệp cao trên danh sách các ưu tiên hàng đầu bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng nhưng chương trình này không quan tâm đến những người được đào tạo trẻ.

Khoa học và công nghệ Hàn Quốc
Hàn Quốc
Jikji, quyển sách xưa nhất được tìm thầy sử dụng phương pháp in thủ công dùng kim loại vào năm 1377. Bảo tàng Quốc gia Bibliothèque Paris.

Một trong những hiện vật nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc về khoa học và công nghệ là Cheomseongdae (첨성대, 瞻星臺), một đài quan sát cao 9,4 mét được xây dựng năm 634.

Mẫu bản in khắc gỗ Hàn Quốc xưa nhất còn sót lại là Kinh Đại bi tâm Đà la ni Mugujeonggwang.[22] Bản mẫu này được tin rằng đã được in tại Hàn Quốc vào năm 750-751 trước công nguyên, nếu đúng như vậy thì bản in này còn nhiều tuổi hơn Kim cương Kinh. Tơ Cao Ly được người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm Hàn Quốc làm bằng gốm men ngọc màu xanh dương-xanh lá có chất lượng cao nhất và các thương gia Ả Rập săn lùng. Cao Ly đã có một nền kinh tế tấp nập với thủ đô thường xuyên được các thương gia từ khắp nơi trên thế giới ghé qua.

Trong thời kỳ Joseon những Geobukseon (tàu con rùa) được phát minh, sử dụng sàn gỗ và gai sắt,cùng các vũ khí khác như bigyeokjincheolloe (비격진천뢰, 飛擊震天雷) và hwacha.

Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc cũng được vua Thế Tông (Sejong) phát minh trong thời gian này.

Thể thao
Taekwondo Hàn Quốc
Hàn Quốc có một nền thể thao tương đối mạnh ở châu Á và trên thế giới. Những môn thể thao mạnh là:

Võ – đặc biệt là Taekwondo. Bóng đá – từng xếp hạng tư thế giới tại World Cup 2002

Các cầu thủ nổi tiếng: Ahn Jung Hwan (hiện chơi cho Yokohama City FC), Phác Trí Tinh (Manchester United FC), Lý Toán Thù (Lee Chun Soo), Từ Đảu Lý (Cha Doo Ri),…

Bóng chày được du nhập vào Triều Tiên năm 1905 và sau đó trở thành một môn thể thao được nhiều người xem ở Hàn Quốc. Liên đoàn Bóng chày Hàn Quốc được thành lập năm 1982, là liên đoàn thể thao chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc. Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc đoạt giải 3 trong Giải Bóng chày Thế giới 2006, giải nhì trong năm 2009 và huy chương vàng Olimpic Bắc Kinh 2008.[27]

Năm 1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988, quốc gia này được xếp hạng 4, với 12 huy chương vàng, 10 bạc và 11 đồng. và cũng xuất sắc trong các môn như bắn cung, bóng bàn, cầu lông, trượt băng (patinaje de velocidad sobre pista corta), bóng ném, hockey trên băng, đấu vật, bóng chày, judo, taekwondo, patin và cử tạ. Hàn Quốc cũng đoạt nhiều huy chương ở Thế vận hội Mùa đông so với các quốc gia châu Á khác. Tại Thế vận hội Mùa đông 2010, các đội tuyển Hàn Quốc giành tổng cộng 14 huy chương (gồm 6 vàng, 6 bạc và 2 đồng) trên tổng số 45 huy chương (23 vàng, 14 đồng và 8 bạc).

Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức các kỳ Đại hội thể thao châu Á trong các năm 1986 (Seun) và 2002 (Busan) và sẽ đăng cai tổ chức Đại hội này năm 2014 (Inchon).[28] Cũng đã đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Mùa đông châu Á 1999; và sự kiện thể thao liên minh các trường đại học Thế giới Universiada Mùa đông năm 1997 và Mùa hè 2003. Đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 với Nhật Bản, và đội bóng đá của Quốc gia này trở thành đội đầu tiên thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á lọt vào vòng bán kết.

Hàn Quốc

Check Also

9 bộ phim hấp dẫn “khai hỏa” truyền hình Hàn Quốc năm 2017

Cùng khởi động năm mới 2017 với những dự án truyền hình không thể bỏ …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button